Trong loạn An Sử Lý_Bảo_Thần

Lý Bảo Thần nguyên là người dân tộc Hề, nhưng sử sách không nói rõ ràng về tổ tiên của ông. Lúc nhỏ, ông làm con nuôi của tướng Trương Sào Cao, vì thế lấy họ Trương, tên là Trung Chí. Ông được miêu tả là người giỏi cưỡi ngựa, bắn cung[3]. An Lộc Sơn thấy tài năng của ông, liền bổ vào chức Xạ sanh quan. Giữa năm Thiên Bảo (742 - 756), trong một dịp An Lộc Sơn vào triều yết kiến hoàng đế Huyền Tông, Trương Trung Chí cũng đi theo và được Huyền Tông giữ lại trong cung làm túc vệ, tự do ra vào cung cấm.

Năm 755, An Lộc Sơn nổi dậy chống lại nhà Đường ở Phạm Dương[7], Trương Trung Chí từ Trường An bỏ trốn đến chỗ An Lộc Sơn. Lộc Sơn vui mừng, nhận ông là con, đổi họ của ông thành An (An Trung Chí). Sau đó Lộc Sơn cử ông dẫn 8000 binh tấn công phủ Thái Nguyên, bắt được Thái Nguyên Doãn Dương Quang Hối, đưa ông này ra khỏi Thái Nguyên. Hàng vạn binh Thái Nguyên đuổi theo nhưng không dám tới gần ông vì chủ tướng đang bị bắt làm con tin. Sau đó Lộc Sơn cho ông đóng quân ở các tuyến đường hành quân tại Thổ Môn[8].

Năm 756, An Lộc Sơn đánh bại quân Đường, chiếm kinh thành Trường An một thời gian nhưng lại bị con là An Khánh Tự giết để đoạt ngôi. Khánh Tự phong cho ông làm Hằng châu thứ sử. Năm 757, Đường Túc Tông tập hợp quân đội chín Tiết độ sứ cùng tấn công, bao vây An Khánh Tự ở Vệ châu, Trung Chí lo sợ bèn quy hàng nhà Đường, được Túc Tông vẫn giữ cho chức Hằng châu thứ sử. Lúc này tướng Sử Tư Minh cũng đầu hàng nhà Đường, Trung Chí trở thành tướng dưới quyền Sử Tư Minh. Không lâu sau, Tư Minh lại chống nhà Đường, thay thế An Khánh Tự làm vua nhà Đại Yên, phong cho ông làm Công bộ thượng thư, Hằng châu thứ sử, lĩnh tam vạn quân thủ Trường Sơn[3].

Năm 761, Sử Tư Minh bị con là Sử Triều Nghĩa giết, Trương Trung Chí không phục Sử Triều Nghĩa, liền mở đất ngôn lộ, xin nội thuộc nhà Đường. Khi Hà Sóc được bình định, Đường Đại Tông ban thưởng cho các tướng Yên về hàng, trong đó có Trương Trung Chí cùng Tiết Tung, Lý Hoài Tiên, Điền Thừa Tự. Ông đưa ban thiết khoán, cho phép truyền cho con cháu để được miễn chết nếu có phạm tội. Lại được phong chức Khai phủ nghi đồng tam ti, Kiểm giáo Lễ bộ thượng thư, Hằng châu thứ sử, thực phong 200 hộ. Sau đổi Hằng châu là Thành Đức quân, phong Trung Chí là Tiết độ sứ, đổi tên là Lý Bảo Thần[3].